Trong văn hóa người Việt Nho khô thường gắn liền với ngày Tết hay những món bánh bông lan. Nho khô khá được mọi người ưa chuộng bởi trông rất hấp dẫn, vị chua chua, ngọt ngọt, kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ, ăn ngon miệng, giúp tiêu hóa tốt đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, nho khô còn thường được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn như bánh bông lan, bánh quy, salad, sữa chua,....
Nho khô có vị ngọt tự nhiên và nhiều đường và calo, nhưng chúng có lợi cho sức khỏe của chúng ta khi ăn ở mức độ vừa phải. Trên thực tế, nho khô có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng nồng độ sắt và giữ cho xương chắc khỏe.
Một câu hỏi đặt ra là phụ nữ mang thai có nên ăn nho khô không? Và những tác dụng nho khô mang lại là gì? Hôm nay bạn hãy cùng TPP tìm hiểu để biết rõ hơn nhé!
Trong quá trình mang thai, các hormon thay đổi nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ tới khẩu vị cũng như mùi cơ thể của các chị em. Thai nghén thường đồng hành cùng những cơn thèm đồ ăn. Có người thèm đồ ngọt, có người thèm đồ chua, đồ mặn, đồ cay, song chị em ngoài việc giải quyết cơn thèm của chính mình, cần chú ý tới dinh dưỡng để hấp thụ vào cơ thể.
Có thể bạn chưa biết, món nho khô chua chua ngọt ngọt vừa đáp ứng được khẩu vị lại còn tốt cho thai kỳ và có lợi cho sự phát triển của con yêu nữa.
Bạn có thể ăn nho khô với số lượng vừa phải vì chúng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất chống oxy hóa, axit hữu cơ, chất xơ, axit folic, pectin… Quả nho cũng góp phần hỗ trợ những thay đổi sinh học xảy ra trong và sau khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn nho trong ba tháng cuối của thai kỳ vì tính chất sinh nhiệt của nó. Ngoài ra, các chuyên gia vẫn ủng hộ bà bầu ăn nho khô với số lượng vừa đủ.
* Những lợi ích khi mẹ bầu bổ sung Nho khô
1. Cải thiện hệ miễn dịch
Nho rất giàu chất chống oxy hóa như flavonol, anthocyanin, linalool, geraniol và tannin, tất cả đều giúp tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
2. Tránh được tình trạng táo bón khi mang thai
Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng táo bón trong suốt quá trình thai kỳ. Nên nếu đang gặp rắc rối này, thì 8 quả nho khô mỗi ngày sẽ là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Trong nho khô có chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Chỉ với khoảng 50gr nho khô, mẹ bầu đã có thể giúp bổ sung thêm 2gr chất xơ cho cơ thể.
3. Tránh sâu răng
Các axit hữu cơ có trong nho mang đặc tính trung hòa vi khuẩn trong khoang miệng. Những axit này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho sự hình thành và duy trì canxi, một khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu vào thời gian mang thai. Từ đó hạn chế gặp tình trạng bị sâu răng.
4. Hỗ trợ tiêu hoá
Ăn nho khô sẽ giúp hệ tiêu hoá dễ dàng đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể, đồng thời cũng giúp làm sạch đường tiêu hoá. Mặc khác, nho khô còn làm tăng nhu cầu ăn uống của phụ nữ mang thai, nên đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong thời kỳ mang thai một cách tốt nhất. Hàm lượng kali và magie có trong nho khô cũng làm giảm lượng axit trong dạ dày và giúp đường tiêu hóa trở nên dịu hơn.
5. Ngăn ngừa sự hình thành máu đông
Nho có thể được xem là chất làm loãng máu vì chúng hạn chế cơ thể sản xuất quá nhiều vitamin K để tránh đông máu lúc mang thai hoặc đông máu khi chuyển dạ. Ngoài ra, việc tiêu thụ một ly nước ép nho rất tốt cho bà bầu hàng ngày vì có tác dụng giúp giảm căng thẳng trước thời gian chuyển dạ.
* Lưu ý khi ăn nho khô
Nho khô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên phụ nữ mang thai cũng không nên ăn nho khô quá nhiều trong thời kỳ mang thai vì có thể dẫn đến những tác dụng ngược không mong muốn. Hàm lượng đường trong nho khô khá cao nên ăn quá nhiều nho khô sẽ làm tăng lượng đường trong máu, dễ dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ.